Những đóng góp của chiếc đàn piano trong từng giai đoạn âm nhạc.

Đàn piano và quá trình hòa quyện với dòng nhạc thính phòng

Chiếc đàn piano đầu tiên được tạo ra vào khoảng  năm 1700, năm 1732 những bản nhạc viết riêng cho piano được sáng tác, và kể từ đó về sau, piano là thể loại nhạc cụ được dùng để biểu diễn rất nhiều loại nhạc cụ.

Cùng điểm qua những đóng góp của chiếc đàn piano cơ trong từng giai đoạn âm nhạc.

tieng dan piano

Thời kỳ trung cổ đến phục hưng: Theo như các tài liệu nghiên cứu, từ thời trung cổ đến đầu phục hưng, các nhạc cụ được sử dụng chủ yếu để đệm cho các ca sĩ. Hình thức hòa tấu nhạc cụ vẫn còn khá đơn giản, chủ yếu là hòa tấu các nhạc cụ thuộc họ Violin. Lúc này, những chiếc đàn pinano chưa xuất hiện.

Thời kỳ Baroque: Trong suốt thời kỳ Baroque, âm nhạc hòa tấu thính phòng là một thể loại không thực sự xác định rõ ràng. Các tác phẩm có thể được trình tấu bởi rất nhiều các nhạc cụ khác nhau, có thể là bằng dàn nhạc hay một nhóm hòa tấu thình phòng. Vai trò Nhạc cụ đàn phím thường chỉ đóng vai trò bổ sung, tạo hòa âm cho tác phẩm.

Thời kỳ cổ điển: Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của cây đàn piano vào khoảng giữa thế kỉ 16, 17. Thời kỳ này đã diễn ra hai thay đổi to lớn, đó sự biến mất của phong cách đệm basso continuo và sự ra đời của cây đàn piano, hai yếu tố này đã góp phần định hình nên bộ mặt của âm nhạc thính phòng cuối thế kỷ 18. Đàn Piano đã thay thế đàn harpsichord để trở thành nhạc cụ thính phòng phổ biến và hiệu quả nhất lúc bấy giờ.

Thời kỳ Lãng mạn: Thời kỳ này, thể loại độc tấu piano, song tấu, và các ca khúc với phần đệm piano chiếm vị trí chủ đạo, nghệ thuật biểu diễn độc tấu bắt đầu lên ngôi, đã thu hút sự chú ý của công chúng từ âm nhạc thính phòng sang âm nhạc biểu diễn độc tấu recital. Hình thức hòa tấu kết hợp giữa piano và tứ tấu đàn dây trở thành một hình thức hòa tấu thính phòng quan trọng, và cũng là hình thức hòa tấu thính phòng nổi bật của thời kỳ lãng mạn.

Thời kỳ hậu lãng mạn: Những sự khám phá về điệu tính và cấu trúc của các nhà soạn nhạc chủ nghĩa lãng mạn đã được tiếp tục bởi các nhà soạn nhạc thời kỳ hậu lãng mạn theo trường phái âm nhạc Pháp từ nửa sau của thế kỷ 19. Song song với xu hướng tìm kiếm những phương thức mới của giọng điệu và cấu trúc âm nhạc thì nữa sau của thế kỳ 19 cũng bắt đầu phát triển một khuynh hướng mới, đó là chủ nghĩa dân tộc trong âm nhạc.

Thời kỳ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20: Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng, trường phái sáng tác âm nhạc mới. Những khả năng biểu đạt tuyệt vời của cây đàn Piano đã được các nhạc sĩ thời kỳ này khai thác và tạo nên một bước ngoặt trong nghệ thuật biểu diễn độc tấu cũng như hòa tấu thính phòng của đàn Piano bởi những hiệu quả về âm thanh vô cùng “ấn tượng”. Tuy nhiên, kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng âm nhạc phi điệu tính, khai thác các tính năng mới của nhạc cụ thông qua chỉnh sửa, sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh điện tử, việc sử dụng cây đàn Piano trong các tác phẩm hòa tấu không còn đóng vai trò quan trọng nữa.

Sự hình thành và phát triển của âm nhạc thính phòng Việt Nam.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật hòa tấu thình phòng – giao hưởng của Việt Nam nói chung tuy mới chỉ thực sự bắt đầu được hình thành từ thập niên 60 của thế kỷ trước nhưng lĩnh vực nghệ thuật này được coi là một bộ phận quan trọng của âm nhạc mới Việt Nam trong thế kỷ 20, đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử âm nhạc Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 20.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *