Vai trò của đàn piano đối với người chỉ huy trường dàn nhạc

Cây đàn Piano – Vua của các loại nhạc cụ – nó không chỉ hữu ích đối với ca sĩ biểu diễn trên sân khấu, trong một dàn nhạc Piano giúp cho người chỉ huy có thể thâu tóm tổng quan cả dàn nhạc.

Đàn Piano Samick SIG-59L

Một cây đàn piano cơ thương hiệu Samick (Hình ảnh tham khảo tại Vietthuong.vn)

Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nắm vững kỹ thuật đàn Piano chính là điều kiện tiên quyết, là đòi hỏi bắt buộc đối với bất cứ ai học chuyên ngành Chỉ huy. Sự trợ giúp của đàn Piano sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người học trong việc đọc tổng phổ (đặc thù công việc của người chỉ huy là luôn phải làm việc với tổng phổ): tiếp thu một cách tỉ mỉ và chi tiết phần dàn nhạc hay hợp xướng vì đàn Piano là một phương tiện thuận lợi, có khả năng thu tóm được các bè trong dàn nhạc cũng như trong dàn hợp xướng,rèn luyện được tai nghe âm nhạc chuẩn xác, hình thành thẩm mỹ âm nhạc tinh tế.

Đặc thù của chuyên ngành Chỉ huy đòi hỏi khả năng nghe được nhiều bè, do bởi Piano là dàn nhạc thu nhỏ nên việc trang bị kỹ năng Piano là vô cùng cần thiết trong việc rèn luyện tai nghe nhạy và chính xác các bè, khả năng nghe các bè vang lên cùng một lúc. Ngoài ra, việc chơi trên đàn Piano các tác phẩm hòa tấu 4 tay rất có ý nghĩa trong vấn đề rèn luyện khả năng phối hợp cùng làm việc giữa các bè, đây là một trong những đặc trưng công việc của người Chỉ huy.

Đàn Piano chiếm vị trí quan trọng, có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với chuyên ngành Chỉ huy: Hiện nay tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

cũng như đối với các nhạc viện trên thế giới trong qui trình đào tạo chuyên ngành Chỉ huy (từ Trung cấp đến Đại học) HSSV thường tiến hành chỉ huy các tác phẩm Hòa tấu thính phòng, Giao hưởng theo tổng phổ được thể hiện trên đàn Piano vì lý do khó có thể huy động dàn nhạc và dàn hợp xướng phục vụ thường xuyên trong quá trình luyện tập. Ngoài ra trong quá trình học, Piano được sử dụng để hỗ trợ vấn đề rèn luyện khả năng nghe chính xác thông qua việc yêu cầu người học cùng một lúc phải tiến hành hai nhiệm vụ: xướng âm một bè và đàn trên Piano các bè còn lại.

Tóm lại, với những chuyên ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy rất cần phải biết sử dụng thành thạo đàn Piano do bởi Piano có tác động trực tiếp đến quá trình nghiên cứu và tiếp nhận kiến thức. Các nhà chỉ huy nổi tiếng trên thế giới như H.V.Karajan, L.Bernstein, S.Rattle, G.Solti, T.Beecham, M.Sargent…cũng đều là những nghệ sĩ dương cầm tài ba (xem phụ lục 1.6. nhà chỉ huy xuất sắc người Áo – H e b e r t V o n Ka r a j a n ) .

Ở Việt Nam đối với những trường hợp các nhạc sĩ, các nhà chỉ huy có trình độ tay đàn Piano khá vững vàng đều gặt hái được những thành công nhất định (Đỗ Hồng Quân, Đặng Hữu Phúc, Nguyễn Đình Lượng, Nguyễn Hữu Tuấn, Lê Phi Phi…). Tác phẩm của họ đạt hiệu quả nghệ thuật cao do bởi bên cạnh những tố chất như năng khiếu bẩm sinh, kiến thức văn hóa nghệ thuật sâu rộng…thì một phần quan trọng đó là nhờ có trình độ Piano vững vàng. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc, giúp cho các nhạc sĩ khai thác được các tính năng vượt trội của cây đàn, tìm được tiếng nói chung giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông thông qua sự thể hiện trên đàn Piano – một nhạc cụ có xuất xứ từ châu Âu – các tác phẩm mang đậm tính chất âm nhạc dân tộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *