Piano và nhạc giao hưởng thính phòng

Đối với các chuyên ngành Giao hưởng

Đối với các chuyên ngành nhạc cụ Giao hưởng vấn đề rèn luyện và phát triển khả năng nghe cao độ luôn được chú trọng bởi vì cấu tạo của một số nhạc cụ như Violin, Viola, Violoncello, Cotrabasse…đều không có phím ngăn cách rõ ràng giữa các nốt (như Guitar hay Piano), ngón tay bấm trên phím chỉ là theo cảm giác (có qui định và phụ thuộc vào tai nghe) vì thế nếu tay bấm chỉ cần xê dịch khoảng cách dù rất nhỏ là cao độ đã không chuẩn xác. Trong khi đó, về cơ học cây đàn Piano có cấu tạo bộ dây được định hình để tạo ra cao độ chính xác nên hầu hết các loại nhạc cụ đều dựa vào cao độ chuẩn xác, có sẵn của cây đàn Piano để lên dây. Vì vậy, học 

Đàn Piano Steinway & Sons M-170

Ông hoàng Piano – Piano Grand Steinway and Son  M170

Piano chính là môi trường rèn luyện tốt để củng cố và phát triển khả năng nghe chuẩn xác.

Thông qua các bài tập luyện Gam trên đàn Piano, kỹ thuật ngón bấm của HSSV ngành nhạc cụ Giao hưởng được phát triển. Việc luyện tập Gam (chạy liền bậc diatonic và cromatic…), luyện tập các cách tạo âm thanh legato, nonlegato, staccato với những sắc thái, cường độ khác nhau đi liền với việc rèn luyện tai nghe giúp cho việc nâng cao chất lượng âm thanh, xác định tốt cao độ, âm chuẩn, trường độ, tiết tấu, nhịp, tốc độ, sắc thái, qua đó người học có thể phát triển khả năng thể hiện cảm xúc âm nhạc của mình¼.

Tiếp xúc với đàn Piano người học sẽ được phát triển tư duy đa âm thanh, làm quen với những màu sắc hòa âm khác nhau, tiếp xúc với âm nhạc đa âm, đa bè, có thêm khái niệm rõ ràng về hòa âm, phức điệu; có ý thức về hòa tấu (đặc trưng của những nhạc cụ Giao hưởng là chỉ đảm nhiệm phần giai điệu, bị hạn chế về bè và tính năng của các nhạc cụ). Điều này – việc nắm vững các bè tiến hành trong tác phẩm – sẽ giúp ích cho người học khi biểu diễn một tác phẩm nào đó được rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra, đối với các chuyên ngành nhạc cụ hơi thuộc bộ Gỗ hay bộ Đồng, việc chơi đàn Piano sẽ tạo sự cân bằng lực cho các ngón tay (có thể sử dụng được linh hoạt cả 10 ngón tay).

Theo kết quả nghiên cứu của công trình khoa học cấp Bộ năm 2001 “Những  tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc để tuyển chọn học sinh cho các cơ sở đào tạo âm nhạc trên phạm vi toàn quốc” (GS Trần Thu Hà chủ biên) đã xác định: điều kiện thuận lợi để phát triển năng khiếu chuyên ngành, trên cơ sở áp dụng theo mô hình về phương thức đào tạo của một số nhạc viện châu Âu, đối với chuyên ngành Gõ tại Nhạc viện Hà Nội (nay là HVANQGVN), học sinh trúng tuyển vào trường trong 2 năm đầu sẽ được tiếp xúc với đàn Piano trước. Việc học kỹ thuật chơi đàn Piano sẽ giúp người học phát triển về khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và độc lập của ngón tay, cổ tay, chân; củng cố tai nghe định âm. Những học sinh có năng khiếu tốt, tiếp thu nhanh và có thể lực đảm bảo thì ở cuối năm thứ 2 học đàn Piano đã có thể phối hợp sử dụng Pedal. Sau 2 năm học Piano, việc xác định lại khả năng học chuyên ngành Gõ của mỗi học sinh sẽ trở nên chính xác hơn.

Điều này cho thấy việc học đàn Piano là vô cùng cần thiết, bên cạnh việc học tiết tấu thì học sinh chuyên ngành Gõ rất cần được bổ sung phần định âm thông qua việc chơi đàn Piano. Ngoài ra, có kỹ năng sử dụng Piano sẽ là điều kiện tốt để tiếp tục học Xylophone,Vibraphone, Marimba¼

Chính vì lẽ đó mà trong chương trình đào tạo của các Nhạc viện tiên tiến trên thế giới, Piano là môn học bắt buộc dành cho HSSV của mọi ngành học ngay từ năm đầu tiên và kéo dài trong suốt thời gian học. Đặc biệt, cuối mỗi kỳ học trong năm, để báo cáo kết quả đạt được và tạo động lực trong học tập, các nhạc viện thường tổ chức những chương trình Piano concert dành cho các đối tượng học Piano không chuyên này.

Việc chú trọng vấn đề trang bị kỹ năng Piano cho mọi chuyên ngành đã tạo được những hiệu quả tích cực: Trong quá trình lên lớp, các giảng viên chuyên ngành về nhạc cụ phương Tây hoặc Thanh nhạc của các trường âm nhạc và các nhạc viện nước ngoài đều có trình độ tay đàn Piano cơ bản để có thể tự đệm đàn Piano (theo đúng tổng phổ) cho HSSV đối với những tác phẩm không quá phức tạp. Điều này tạo ra được hiệu quả cao trong giờ lên lớp, tạo nên hứng thú cho người học trong quá trình tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc tận dụng tối đa năng lực của người dạy, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tránh được sự lãng phí về thời gian và tiền của .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *