- Trong lĩnh vực hòa tấu
Trong công tác đào tạo Piano Jazz chuyên nghiệp trên thế giới, hòa tấu là một trong những bộ môn, học phần hết sức quan trọng (song song với chuyên ngành) đối với từng nghệ sỹ Piano Jazz nói riêng, Jazz nói chung. Phần lớn các nghệ sỹ Piano Jazz độc tấu (Solo Jazz Piano) có tên tuổi trên trên thế giới đều trưởng thành từ những buổi hòa tấu và Jam session…Qua thực tiễn, hầu hết các nghệ sỹ Piano Jazz trên thế giới sau khi hoàn thành các cấp đào tạo họ đều trở thành các thành viên trong các nhóm nhạc, ban nhạc Jazz: Trio, Quartet, Quintet… cho đến Bigband, dàn nhạc lớn. Một số ít trong số họ trải qua rất nhiều năm tháng hòa tấu mới “dám” trở thành nghệ sỹ độc tấu Piano Jazz. Ở Việt Nam, không nằm ngoài quy luật đó hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều trở thành những thành viên của các ban nhạc, nhóm nhạc Jazz. Tuy nhiên, trong quá trình học tập đến lúc tốt nghiệp ra hành nghề rất nhiều em vẫn còn gặp không ít khó khăn trong lĩnh vực hòa tấu. Chúng tôi tự thấy đây cũng là do một phần trách nhiệm từ chính những giảng viên làm công tác giảng dạy chuyên ngành Piano Jazz nói riêng và hòa tấu Jazz nói khi mà những hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này cho các em học sinh sinh viên hầu như không có. Vì vậy cần xác định, nhận thức lại về vai trò và vị trí của bộ môn hòa tấu Jazz trong công tác đào tạo Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam.
Xem thêm đàn piano acoustic tại đây.
Thực tế ở nước ta, ngay cả ở tại cơ sơ đầu ngành về đào tạo Piano Jazz như HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM, sau rất nhiều lần nâng cấp, đề xuất tăng thời lượng cho môn hòa tấu, tuy nhiên cho thời điểm này, thời lượng cho môn học này trong bậc đào tạo Đại học vẫn còn chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong công tác đào tạo Jazz chuyên nghiệp. Hơn nữa, đôi lúc môn học hòa tấu vẫn bị coi là môn phụ, đặc biệt chương trình hòa tấu cho bậc đào tạo Trung cấp Jazz tại HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM cho đến thời điểm này hiện vẫn chưa có!?. Một số những yếu tố nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là bởi:
- Do số lượng người học ở các chuyên ngành Jazz khác còn ít so với Piano, cho nên sự lựa chọn về chất lượng cho đầu vào còn hạn chế hơn so với chuyên nghành Piano Jazz. Tình trạng này, dẫn đến trình độ chuyên môn giữa Piano Jazz và các chuyên ngành khác có sự chênh lệch, do đó dẫn đến sự khó khăn trong sắp xếp môn học hòa tấu.
- Kinh phí chi trả cho các giảng viên dạy hòa tấu Jazz còn nhiều bất cập, do đôi lúc vẫn bị coi là môn phụ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng học phần của bộ môn hòa tấu còn quá ít.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhạc cụ kém chất lượng. Ngay tại khoa Jazz – HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM, phòng tập với nhạc cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập hòa tấu Jazz còn rất nhiều thiếu thốn.
So sánh về thời lượng tín chỉ của môn hòa tấu trong chương trình đào tạo bậc Đại học Piano Jazz của HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM (Ctđt 2, phl 2, tr.319) với một trong những cơ sở đào tạo về Piano Jazz uy tín trên thế giới là Học viện hàn lâm âm nhạc Malmo Thuỵ Điển chúng tôi nhận thấy:
- Thời lượng, tín chỉ của môn hòa tấu so với chuyên ngành chính của Học viện hàn lâm âm nhạc Malmo chiếm tỷ lệ là 50%-50%.
- Thời lượng, tín chỉ của môn hòa tấu so với chuyên ngành chính của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam chiếm tỷ lệ là 33,3%-66,7%.
Với những tất cả những thực trạng nêu ở trên đang khiến cho chất lượng đào tạo hòa tấu Jazz nói riêng, Piano Jazz nói chung của chúng ta dần bị tụt hậu, chưa đáp ứng theo yêu cầu cần có để bắt kịp với trình độ phát triển chung và của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất:
- Tăng thời lượng học phần môn hòa tấu bậc Đại học so với chuyên môn lên tỷ lệ 50%-50%. Cần nghiên cứu bổ sung về chương trình, giáo trình hòa tấu cho bậc đào tạo Trung cấp.
- Hòa tấu phải được coi là một trong những chuyên môn chính của lĩnh vực đào tạo Piano Jazz chuyên nghiệp ở nước ta.