Những điều cần lưu ý về phương pháp dạy piano cho trẻ sẽ giúp các bé có thể học đàn piano một cách thoải mái nhất, tiếp thu tốt nhất.
[visual-link-preview encoded=”eyJ0eXBlIjoiZXh0ZXJuYWwiLCJwb3N0IjowLCJwb3N0X2xhYmVsIjoiIiwidXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS9uaHVuZy1iYW4tbmhhYy1waWFuby1jby1kaWVuLWRlLWRhbmgtZGFuaC1jaG8tdHJlLWVtLyIsImltYWdlX2lkIjotMSwiaW1hZ2VfdXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS93cC1jb250ZW50L3VwbG9hZHMvMjAxOS8wOS9iYW4tbmhhYy1jby1kaWVuLXNvLTEuanBnIiwidGl0bGUiOiJOaOG7r25nIGLhuqNuIG5o4bqhYyBwaWFubyBj4buVIMSRaeG7g24gZOG7hSDEkcOhbmggZMOgbmggY2hvIHRy4bq7IGVtIiwic3VtbWFyeSI6Ik5o4buvbmcgYuG6o24gbmjhuqFjIHBpYW5vIGPhu5UgxJFp4buDbiBk4buFIMSRw6FuaCBkw6BuaCBjaG8gdHLhursgZW0gxJHGsOG7o2MgZGFua2F3YWkuY29tIHThu5VuZyBo4bujcCB04burIGPDoWMgbmd14buTbiDDom0gbmjhuqFjIHV5IHTDrW4uIELhuqFuIGPDsyB0aOG7gyB04bqjaSB24buBICYgaMaw4bubbmcgZOG6q24gY8OhYyBiw6kuIiwidGVtcGxhdGUiOiJ1c2VfZGVmYXVsdF9mcm9tX3NldHRpbmdzIn0=”]
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy đàn piano cho trẻ, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để giúp quá trình dạy đàn piano cho các bé đạt được kết quả TỐT NHẤT thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
Trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc cơ bản
Trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc cơ bản là một trong những việc làm cần được ưu tiên hàng đầu khi dạy đàn Piano cho trẻ. Bởi nó sẽ giúp trẻ nhận biết được các ký hiệu, hình nốt trên bản nhạc. Khi được học lý thuyết, các em sẽ được tư duy từ lý thuyết sang thực hành một cách vững vàng.
Đối với trẻ chúng ta chỉ cần giới hạn cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất. Sau khi trẻ đã làm quen với đàn Piano, biết cách nhận diện các nốt nhạc chúng ta có thể dạy trẻ những kiến thức nâng cao hơn. Hay nói cách khác chúng ta sẽ truyền đạt cho trẻ các kiến thức theo cấp độ cao dần.
Theo đó, nội dung về ký hiệu được lựa chọn để trẻ có thể nhận biết ngay là: khóa nhạc; các nốt nhạc cơ bản; vị trí các nốt cơ bản trên khuông nhạc có khóa sol; vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa pha; các tiết tấu cơ bản: đen, đơn, trắng, tròn; các ký hiệu ngân dài: dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp (dấu mắt ngỗng), dấu luyến; dấu nhắc lại (quay lại).
[visual-link-preview encoded=”eyJ0eXBlIjoiZXh0ZXJuYWwiLCJwb3N0IjowLCJwb3N0X2xhYmVsIjoiIiwidXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS9uaHVuZy1raWVuLXRodWMtbmhhYy1seS1waWFuby1jby1iYW4tY2FuLXRoaWV0LWNoby1uZ3VvaS1tb2ktaG9jLyIsImltYWdlX2lkIjotMSwiaW1hZ2VfdXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS93cC1jb250ZW50L3VwbG9hZHMvMjAxOS8wNy9kb2Mtbm90LW5oYWMtcGlhbm8tbmhhYy1seS1waWFuby5qcGciLCJ0aXRsZSI6Ik5o4buvbmcgS2nhur9uIFRo4bupYyBOaOG6oWMgTMO9IFBpYW5vIEPGoSBC4bqjbiBD4bqnbiBUaGnhur90IENobyBOZ8aw4budaSBN4bubaSBI4buNYyIsInN1bW1hcnkiOiJOaOG7r25nIEtp4bq/biBUaOG7qWMgTmjhuqFjIEzDvSBQaWFubyBDxqEgQuG6o24gQ+G6p24gVGhp4bq/dCBDaG8gTmfGsOG7nWkgTeG7m2kgSOG7jWMgLSBC4bqhbiDEkcOjIGJp4bq/dCBjaMawYT8gQsOgaSB2aeG6v3QgbsOgeSBz4bq9IGdp4bubaSB0aGnhu4d1IMSR4bq/biBjw6FjIGLhuqFuIG5o4buvbmcgbmjhuqFjIGzDvSBwaWFubyBjxqEgYuG6o24gbmjhuqV0LiIsInRlbXBsYXRlIjoidXNlX2RlZmF1bHRfZnJvbV9zZXR0aW5ncyJ9″]
Lên nội dung thực hành Piano phù hợp
Khi học đàn Piano chúng ta phải áp dụng song song giữa việc “học đi đôi với hành”. Chính vì vậy chương trình dạy đàn Piano cho trẻ cần được biên soạn phù hợp để giúp trẻ có hứng thú hơn. Thông thường các lớp dạy đàn Piano cho trẻ sẽ được phân chia theo nhóm từ 3-5 tuổi, 6-10 tuổi,… Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có sự nhận thức và cảm thụ âm nhạc khác nhau. Do đó, khi chúng ta xây dựng được các bài thực hành phù hợp sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, thực hành hiệu quả hơn.
Sau khi đã ghép bài hoàn thiện có thể cho trẻ tập ghép với phần đệm của giáo viên. Việc làm này sẽ khơi gợi sự hứng thú, đồng thời giúp trẻ rèn luyện khả năng giữ nhịp khi chơi hòa tấu, phần đọc nốt, xướng âm các tiểu phẩm, bài tập về nhà…
Để giúp quá trình thực hành của trẻ tốt hơn bố mẹ nên mua cho trẻ một cây đàn Piano để bé có thể luyện tập tại nhà. Tùy theo nhu cầu và mục đích học đàn Piano bố mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cây đàn phù hợp. Nếu bố mẹ muốn cho trẻ học đàn Piano nhằm mục đích giải trí, bố mẹ có thể chọn đàn Piano điện Roland RP-30, Kawai KDP70,… Với thiết kế đơn giản, nhiều tính năng hiện đại nhưng dễ học, cây đàn hứa hẹn mang đến cho trẻ những trải nghiệm tuyệt vời.
Hoặc bố mẹ muốn cho trẻ tập luyện lâu dài có thể chọn mua đàn Piano điện Casio AP-470. Cây đàn được hãng Casio thiết kế phù hợp cho trẻ, người mới chơi, giải trí gia đình,… Hay bố mẹ mong muốn cho trẻ theo đuổi con đường chuyên nghiệp có thể tham khảo dòng đàn Piano điện Casio AP-700,… Cuối cùng, nếu bố mẹ muốn trẻ được sống hết mình cùng đam mê, bố mẹ mong muốn cho trẻ được thưởng thức những âm thanh Piano chân thực việc lựa chọn 1 cây đàn Piano cơ sẽ là sự đầu tư thông minh. Với chất âm ấm và dày, cảm giác lướt phím mượt mà Kawai KC115-EB hứa hẹn sẽ mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị nhất.
Kỹ thuật luyện ngón
Khi dạy đàn Piano cho trẻ em giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ tập di chuyển ngón tay trên phím đàn một cách tự nhiên. Do ngón tay của trẻ còn mềm, nên mỗi buổi học cần phải sửa kỹ ngón tay và thế ngồi để các em không bị gồng người, gồng tay.
Các ngón tay khi chơi piano có quy định, từ ngón cái đến ngón út sẽ tương ứng với các số từ 1 đến 5. Khi hướng dẫn trẻ, bên cạnh việc giảng giải, giáo viên cần làm mẫu cho các em nắm bắt nhanh hơn kỹ thuật bàn tay và ngón tay. Việc dạy đàn Piano cho trẻ sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn khi chúng ta biết tận dụng tối đa giáo trình, có sáng tạo trong các bài giảng để thu hút và kích thích sự hứng thú của bé.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết về “Những điều cần lưu ý về phương pháp dạy piano cho trẻ” sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh hay những người hướng dẫn piano cho trẻ.
Nguồn: Sưu Tầm