Đàn piano là một trong những môn học gần như bắt buộc đối với các học sinh sinh viên (HSSV) chuyên ngành âm nhạc tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam (HVANQGVN).
Là một đơn vị gắn bó nhiều năm với học viện âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Thương thấy rất nhiều môn học liên quan đến ngành sáng tác, biểu diễn piano được giảng dạy.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết tại HVANQGVN, môn Ký xướng âm của bậc Trung cấp đối với một khóa học phải tổ chức dạy riêng cho 5 nhóm chuyên ngành khác nhau (mỗi nhóm có từ 15 – 20 học sinh):
– Nhóm 1: Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy
– Nhóm 2: Nhạc cụ Dây và Piano
– N hó m 3: Thanh nhạc
– Nhóm 4: Nhạc cụ biểu diễn phương Tây
– Nhóm 5: Nhạc cụ Dân tộc
Đối với các môn Phân tích tác phẩm, Lịch sử âm nhạc, Hòa thanh bậc Đại học, đối tượng học lại được phân thành 4 nhóm chuyên ngành:
– Nhóm 1: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
– Nhóm 2: Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy
– N hó m 3: T ha nh n hạ c
– Nhóm 4: Nhạc cụ Dân tộc
Với môn Phức điệu, đối tượng học được phân thành 2 nhóm ở các chuyên
– Nhóm 1: Piano
– Nhóm 2: Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy
Tại NVTPHCM cũng có sự phân loại về đối tượng học với những môn học này nhưng có sự thay đổi và điều chỉnh cụ thể như sau: Đối với môn Ký xướng âm
bậc Đại học, năm thứ nhất phân thành 2 nhóm chuyên ngành riêng biệt:
– Nhóm 1: Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy
– Nhóm 2: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc và nhạc cụ Dân tộc
Bắt đầu từ năm thứ hai đối tượng học được phân thành 3 nhóm chuyên ngà nh:
– Nhóm 1: Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy
– Nhóm 2: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây và Thanh nhạc
– Nhóm 3: Nhạc cụ Dân tộc
Đối với các môn Phân tích tác phẩm, Hòa thanh bậc Đại học, đối tượng học
được phân thành 2 nhóm chuyên ngành:
– Nhóm 1: Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy
– Nhóm 2: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc và nhạc cụ Dân tộc
Có thể thấy, mặc dù việc phân loại và sắp xếp đối tượng học các môn kiến thức cơ sở ngành ở các nơi tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nên không hoàn toàn giống nhau nhưng có một điểm chung nhất đó là dù người học ở cùng một năm, một bậc học nhưng sự tiếp thu kiến thức môn học lại không đồng nhất, vì vậy việc phân loại đối tượng học là điều bắt buộc phải làm và thường tuân thủ theo nguyên tắc sau:
-Nhóm 1: Các chuyên ngành Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy được xếp thành một nhóm vì lý do đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức chung toàn diện nên nội dung chương trình học các môn kiến thức âm nhạc thường sâu rộng hơn so với các chuyên ngành khác.
– Nhóm thứ hai bao gồm Piano và một số nhạc cụ biểu diễn phương Tây, mặc dù khối lượng kiến thức phải tiếp nhận không có gì là khác biệt nếu so sánh với các chuyên ngành Thanh nhạc, nhạc cụ Dân tộc…nhưng vì do có một trình độ cảm nhận Piano nhất định, là điều kiện thuận lợi (có kỹ năng đánh đàn Piano hoặc có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với Piano nên khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc tốt) nên việc tiếp nhận kiến thức thường nhanh nhạy hơn nhóm thứ ba (là những chuyên ngành còn lại).
Nhằm hướng tới mục tiêu trang bị kỹ năng Piano để góp phần nâng cao mặt bằng kiến thức cho người học, chương trình đào tạo tại các trường âm nhạc chuyên nghiệp trong nước những năm gần đây đã bước đầu phổ cập môn Piano phổ thông cho mọi chuyên ngành ở bậc Cao học.