Giới thiệu 3 phương pháp chơi đàn piano theo hướng cảm âm đến các bạn đang học piano hoặc muốn tìm hiểu về phương pháp chơi piano cảm âm.
[visual-link-preview encoded=”eyJ0eXBlIjoiZXh0ZXJuYWwiLCJwb3N0IjowLCJwb3N0X2xhYmVsIjoiIiwidXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS9jYWNoLXR1LWhvYy1kYW4tcGlhbm8tY28tYmFuLWRvbi1naWFuLWhpZXUtcXVhLyIsImltYWdlX2lkIjotMSwiaW1hZ2VfdXJsIjoiaHR0cDovL2Rhbmthd2FpLmNvbS93cC1jb250ZW50L3VwbG9hZHMvMjAxOS8wOS9ob2MtZGFuLXBpYW5vLWRvbi1naWFuLWhpZXUtcXVhLmpwZyIsInRpdGxlIjoiQ8OhY2ggdOG7sSBo4buNYyDEkcOgbiBQaWFubyBjxqEgYuG6o24gxJDGoE4gR0nhuqJOICYgSEnhu4ZVIFFV4bqiIiwic3VtbWFyeSI6IkPDoWNoIHThu7EgaOG7jWMgxJHDoG4gUGlhbm8gY8ahIGLhuqNuIMSQxqBOIEdJ4bqiTiAmIEhJ4buGVSBRVeG6oiBz4bq9IGdpw7pwIGPDoWMgYuG6oW4gY8OzIHRo4buDIHThu7EgxJHDoW5oIMSRxrDhu6NjIG5o4buvbmcgYuG6o24gbmjhuqFjIMSRxqFuIGdp4bqjbiBuaOG6pXQgdOG6oWkgbmjDoC4iLCJ0ZW1wbGF0ZSI6InVzZV9kZWZhdWx0X2Zyb21fc2V0dGluZ3MifQ==”]
1.Cảm âm piano là gì?
Cảm âm được hiểu đơn giản là việc cảm nhận âm thanh, tính chất âm thanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của âm, gồm: Âm lượng (amplitude), cao độ (pitch), trường độ (rhythm), màu sắc (timbre)… Cảm âm trong âm nhạc là sự cảm nhận những yếu tố trên nhưng thường được chú trọng chính vào trường độ và cao độ.
Cảm âm piano được biết là việc bạn tự cảm nhận âm, giai điệu mà mình nghe được để từ đó tự chơi lại trên cây đàn piano của mình. Bạn có thể biết được bản nhạc đó theo tone nào và từ đó tìm ra được các nốt nhạc trong từng bản nhạc.
“Piano đệm hát – Con đường ngắn nhất để giúp bạn chơi Piano theo cảm âm”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo “Top 3 phương pháp để chơi đàn Piano theo cảm âm”.
2. Chuyển từ Piano Solo theo bản nhạc sang học về hợp âm
Từ Piano Solo theo bản nhạc chuyển sang học về hợp âm, các thế bấm tay trái theo quán tính, cảm âm nốt nhạc, cảm âm hợp âm. Tuy nhiên để đạt được Piano cảm âm theo con đường này bạn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Ở phương pháp này bạn cần một khoảng thời gian cho việc kết hợp Solo 2 tay, một khoảng thời gian cho việc tập luyện cảm âm nốt nhạc và hợp âm. Chúng tôi sẽ không đưa ra khoảng thời gian cụ thể. Bởi tùy theo khả năng và mức độ tiếp nhận, sự kiên trì tập luyện mà mỗi người sẽ cần khoảng thời gian để tập luyện khác nhau.
3. Từ Piano đệm hát chuyển sang Solo
Thông thường khi chơi Piano đệm hát là bạn đã phải làm quen với việc chơi theo hợp âm. Các thế bấm tay trái của đệm hát và solo có sự liên quan tương đồng nhau, và tập cảm âm hợp âm. Vì vậy khi chuyển sang Piano Solo bạn sẽ cần 2-3 tháng để hoàn thành Piano đệm hát cơ bản và 3-4 tháng tiếp theo cho Piano cảm âm. Lưu ý thời gian tập luyện có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
Sau thời gian tập luyện phương pháp 1 và 2 sẽ giúp người chơi cảm âm và chơi được các bài hát mà mình yêu thích. Tuy nhiên để có thể chơi điêu luyện và đảm bảo các kỹ thuật chạy ngón thì cần sự đầu tư lâu dài hơn. 2 phương pháp này thích hợp cho người chơi Piano giải trí, có tính cách phóng khoàng và yêu thích sự sáng tạo.
4. Học chơi cảm âm theo phương pháp học Piano truyền thống
Học chơi cảm âm theo phương pháp học piano truyền thống và theo hướng đào tạo để chơi có kĩ thuật chuyên nghiệp và bải bản từ trước tới nay: học nhạc lý và luyện ngón, đọc và chơi theo bản nhạc 2 tay.
Đối với người chơi học chơi piano theo phương pháp truyền thống, cổ điển có một số điểm mạnh nhất định: có kỹ thuật tay tốt, căn bản vững, có thể học được các kỹ thuật khó khi chơi solo ngay từ đầu. Riêng bản thân người chơi piano cổ điển có thể chơi được các bản nhạc phức tạp và đòi hỏi tốc độ đi ngón nhanh. Phương pháp học này phù hợp với trẻ em hơn người lớn. Vì trẻ em có nhiều thời gian để học và luyện tập, còn đối với người lớn thì sẽ còn công việc, gia đình chi phối nên không thể đầu tư cho học và tập piano liên tục một thời gian dài. Tuy nhiên nếu bạn là một tín đồ Piano và thật sự đam mê nó thì mọi khó khăn và thử thách sẽ không cản trở được bạn.
Vậy chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về ” 3 phương pháp chơi đàn piano theo hướng cảm âm ” Hi vọng những nội dung này sẽ hữu ích đến bạn. Bài viết có tham khảo những nguồn trên internet.