Piano trong việc giúp HSSV xác định cao độ chính xác và xây dựng thẩm mỹ âm nhạc tinh tế
Xác định âm chuẩn cũng như rèn luyện tai nghe cao độ là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng đối với những HSSV theo đuổi con đường âm nhạc. Có được tai nghe chuẩn xác là điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng âm nhạc. Mặc dù âm chuẩn một phần được định hình sẵn trong con người, phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi người, nhưng nếu có môi trường rèn luyện tốt thì khả năng xác định âm chuẩn của mỗi người sẽ ngày càng được củng cố và phát triển hơn.
Xác định âm chuẩn (cao độ chính xác) là một trong các bài toán khó đối với các chuyên ngành âm nhạc. Luyện tập cao độ chính xác không chỉ là đòi hỏi với các HSSV mà còn là yêu cầu khắt khe đối với các nghệ sĩ đã trưởng thành. Quá trình luyện tập để có được cao độ chính xác ngoài việc luyện trên cây đàn theo chuyên môn chính của mình thì cần phải luyện tai nghe (phải có môi trường luyện tập chuẩn xác) qua nhiều nguồn âm thanh khác nhau như: xem hòa nhạc, nghe các chương trình âm nhạc qua radio, vô tuyến truyền hình, đĩa DVD…nhưng một phần quan trọng hơn cả đó là luyện tập trên cây đàn Piano. Vì lý do đó mà HSSV ở tất cả mọi chuyên ngành tại các trường âm nhạc, các nhạc viện nước ngoài đều có giờ lên lớp Piano song song cùng với chuyên ngành chính trong suốt cả thời gian học tập.
Xem thêm những cây đàn Kawai tinh tế!
Cần phải nói thêm rằng cây đàn Piano có 88 phím (Grand Piano), tương ứng với 88 âm bậc cao độ khác nhau, các cao độ này đã được tính toán và lựa chọn kỹ càng, có đặc tính là được xây dựng trên khoảng tầm cữ âm thanh tốt nhất mà tai con người có thể nghe và phân biệt được. Nếu tần số âm thanh cao hơn hoặc trầm hơn thì thính giác của con người không còn phân biệt được sự khác nhau về cao độ (âm thanh mất đi tính âm nhạc và còn có tác động không tốt lên hệ thần kinh con người nếu nghe nhiều). Do đó có thể nói, cây đàn Piano “chứa đựng” mọi âm thanh của â m nhạ c .
Chính vì vậy, trong những năm đầu tiên khi HSSV bắt đầu học âm nhạc thì việc tập nghe cao độ luôn phải được chú trọng. So sánh về âm chuẩn của các nhạc cụ dây, kèn, bộ gõ, bộ gảy với đàn Piano thì cây đàn Piano do cấu tạo của mình luôn chiếm ưu thế vì hệ thống dây được định hình để luôn luôn phát ra cao độ một cách chính xác. Khi lên dây, hầu hết các loại nhạc cụ đều dựa vào cao độ chuẩn xác, có sẵn của cây đàn Piano (theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, học sinh khoa Piano tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp luôn có được tai nghe cao độ chuẩn do hàng ngày được tiếp xúc với những âm thanh có cao độ chính xác).
Trong quá trình học tập, việc rèn luyện cho học sinh có được tai nghe âm nhạc chuẩn xác, có thẩm mỹ âm nhạc tinh tế là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Việc rèn luyện tai nghe và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc có thể thông qua việc thị phạm của giảng viên hướng dẫn hay cũng có thể qua việc nghe, xem các nghệ sĩ trong nước và quốc tế biểu diễn. Học sinh còn có thể được rèn luyện tai nghe qua các môn kiến thức như Lịch sử âm nhạc, Phân tích tác phẩm hoặc qua quá trình tự tích lũy của bản thân… Qua các giờ học luyện tai nghe, quá trình đào tạo được chuyển thành quá trình tự đào tạo; học sinh từ chỗ bị động lệ thuộc hoàn toàn vào giảng viên đã chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu. Trong quá trình học, giảng viên cần tạo điều kiện cho học sinh luyện nghe, cần phân tích sâu vào tác phẩm để định hướng cho người học sự cảm thụ những giá trị thẩm mỹ mà tác phẩm mang lại. Học sinh có thể kiểm tra độ đúng sai, tạo âm thanh chuẩn, đẹp, sau đó có thể tự điều chỉnh để đạt đến sự cân đối, hài hòa âm lượng giữa 2 tay. Việc rèn luyện cho học sinh có khả năng “nghe trước” hay hình dung trước tác phẩm sẽ đàn là vô cùng quan trọng. Điều này giúp cho học sinh có khả năng tự chuẩn bị trước, có ý thức xây dựng chất lượng của âm thanh sẽ chơi (độ chuẩn, trường độ, tiết tấu, sắc thái…). Đây cũng là một phương pháp rất hiệu quả giúp cho học sinh có thể rút ngắn thời gian tập đàn và tăng cường được chất lượng âm thanh trong khi học.