Piano đóng vai trò lớn trong việc phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Piano đóng vai trò lớn trong việc phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Cũng như trong hội họa, nếu cái đẹp được người họa sĩ biểu hiện thông qua mầu sắc và đường nét thì trong âm nhạc cái đẹp được thể hiện qua âm thanh. Qua đó có thể nói rằng, cao độ âm thanh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy sáng tạo nghệ thuật của mỗi người, đặc biệt là đối với những nhạc sỹ, ca sĩ, học sinh sinh viên học chuyên ngành âm nhạc.

Piano trong việc phát triển cảm thụ âm nhạc, tính logic và luyện tập cơ chế “tự động hóa”.

Đàn Piano Kawai GE-30G WBWP

Những chiếc đàn Piano mang đầy nét thẩm mỹ, không giới hạn không gian sáng tạo

Âm thanh âm nhạc – sự sáng tạo không biên giới

Qua quá trình luyện tập kỹ thuật đúng đắn trong đó có luyện tập tai nghe cao độ thì khả năng tư duy nghệ thuật càng được nâng cao. Nathean Perelman từng nói: “Dành cho âm thanh âm nhạc – đó là sự sáng tạo” vì âm thanh âm nhạc có tính năng đa dạng, phong phú, thể hiện nhiều “mầu sắc” khác nhau do đó có thể diễn tả tất cả các cảm xúc của con người nhất là tiếng đàn Piano. Rèn luyện và thể hiện được hết những cung bậc cảm xúc này thì cần phải có một tư duy phong phú về nghệ thuật và thẩm mỹ. Vì vậy có thể nói rằng rèn luyện và tạo ra những tiếng đàn Piano có cảm xúc, có “chất hát” là một lợi thế để giúp người nghệ sĩ cảm nhận được hết cái đẹp của âm nhạc.

Chơi đàn piano phát triển các giác quan khác

Mặt khác, cây đàn Piano là một cây đàn đòi hỏi người chơi phải biết phối  hợp một cách hợp lý không chỉ là các giác quan (thính giác, thị giác, cảm giác, trí tưởng tượng) mà còn phải phối hợp với các bộ phận của cơ thể con người từ các cơ của 10 ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay, lưng phối hợp với hai bàn chân Có nghĩa là nhiều cơ quan trong con người phải biết phối hợp chặt chẽ để thực hiện ra những âm thanh đã được chuẩn bị sẵn trong tư duy, tiềm thức.

Hơn nữa nhiều cảm giác “mới” mà trí não phải biết cách vận dụng theo một cơ chế mới, không có trong tiềm thức bình thường của con người. Ví dụ: khái niệm khi đánh đàn phải “thả lỏng”. Đây là khái niệm ảnh hưởng cả tư duy và trên thực tế.

Để đạt được phải có sự luyện tập vì không có một cơ chế nào khi vừa phải dùng sức để vận động mà lại trong trạng thái thả lỏng. Hoặc tạo ra tiếng đàn “mềm”, “cứng” trong khuôn khổ chỉ qua sự tiếp xúc của đầu ngón tay vào mặt phím đàn. Hoặc khi đã có những cảm giác trên, hệ thống trí não sẽ có cơ chế “tự động hóa” để không chỉ có một âm thanh duy nhất có tính chất như vậy mà có thể hàng trăm, hằng nghìn âm thanh cũng có những tính chất tương tự.

Trên đây ta có thể nhận thấy rằng, âm nhạc với nhiều khái niệm trừu tượng với nhiều thang bậc mầu sắc phong phú nhất là thể hiện các tác phẩm trên đàn Piano rất cần thiết tính nghệ thuật, cảm xúc “thăng hoa” nhưng mặt khác đòi hỏi đồng bộ tính logic, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong cơ thể để có thể điều khiển những cảm xúc này đạt được hiệu quả cao trong sự chính xác tuyệt đối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *