Châu âu là cái nôi hình thành nên các loại nhạc cụ piano và ở đó có rất nhiều thương hiệu đàn piano được nhiều nghệ sĩ lựa chọn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những thương hiệu đàn piano Châu Âu nổi tiếng.
Về nội dung của bài viết này sẽ có 2 phần. Phần 1 nói về lịch sử hình thành những cây đàn piano đầu tiên và phần 2 sẽ giới thiệu đến các bạn những thương hiệu đàn piano Châu Âu nổi tiếng, dưới đây là nội dung chi tiết:
1. Sơ lược về Lịch sử hình thành đàn piano
Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.Búa đàn ban đầu được làm bằng da nai đánh vào dây. Hiện nay búa đàn được làm bằng lông cừu ép cứng lại.
Loại đàn mới được phát minh này có thể thay đổi âm lượng, nếu đánh mạnh sẽ phát ra âm thanh to, nếu nhẹ sẽ ra âm thanh nhỏ. Ban đầu đàn có tên là Clave cembalo and fortepiano, có nghĩa là phát ra âm thanh to và âm thanh nhỏ. Piano là tên được giản lược sau này. Các kỹ thuật sản xuất nên đàn piano sau đó được chuyển giao cho người Anh, người Pháp và được cải tiến không ngừng. Đến năm 1800 thì người Đức đã hoàn thiện cây đàn piano, để cho ra các cây đàn piano như ngày nay.
2. Những thương hiệu đàn piano Châu Âu nổi tiếng
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu piano Châu Âu nổi tiếng, tuy nhiên Việt Thương Music xin giới thiệu đến các bạn 3 thương hiệu đàn piano Châu Âu mà được nhiều giới nhạc sĩ lựa chọn nhất đó là: Steinway and Sons, Bechstein, Bosendorfer. Các hãng này cung cấp đàn piano với giá thành rất cao so với giá các thương hiệu khác. Đây là những thương hiệu đàn piano vẫn giữ được cách thức chế tạo truyền thống bằng thủ công với độ chính xác tuyệt đối, mỗi năm số lượng sản xuất của những thương hiệu này cũng khá hạn chế.
Đa số các bộ phận của đàn piano đều được chế tạo bằng tay của đội ngũ nghệ nhân và kỹ thuật viên lành nghề nhất trên thế giới. Những cây đàn piano của các hãng này được coi là niềm tự hào của thế giới đàn piano, âm sắc của đàn mang những nét riêng biệt.
Ngoài ra, ở châu Âu có rất nhiều loại gỗ quý, có chất âm hay và điều này đã phần nào góp phần vào chất lượng âm thanh của những thương hiệu đàn piano Châu Âu. Ví dụ: Những cây cây gỗ sồi, gỗ thông lá đỏ có độ tuổi từ 50 đến 100 năm. Sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt nên vân gỗ rất nhuyễn và có màu trắng rất đẹp. Loại gỗ này được dùng để làm bảng dội âm của đàn piano.
Để sấy khô gỗ phải mất khoảng 3 năm. Hai năm đầu gỗ được sấy khô tự nhiên, sau đó được chế biến thành gỗ là được sấy khô tự nhiên trong vòng 4 tháng đến 1 năm nữa. Các chế biến này giúp đàn có tiếng hay mà không gây hại các mao mạch gỗ, cũng như làm mất phẩm chất của gỗ. Sử dụng phương pháp này sẽ không thể sản xuất đàn hàng loạt được. Do đó các cây đàn được làm theo kiểu này có giá thành rất cao.
Đối với thương hiệu Steinway, họ không dùng bản lề kim loại để nối các mặt cắt gỗ mà sử dụng phương pháp ghép nối bằng mộng ngàm. Cách làm này sẽ giúp âm thanh vang xa.
Tuổi của cây đàn cao cấp rơi vào khoảng 200 năm, và cao gấp 5 lần so với đàn piano sản xuất kiểu hàng loạt. Với các thương hiệu đàn nổi tiếng này, dù cây đàn có cũ, tuổi thọ có cao nhưng chỉ cần thay dây hoặc búa đàn là lại cho âm thanh hay.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về những thương hiệu đàn piano Châu Âu nổi tiếng sẽ giúp các bạn có thêm một chút kiến thức về dòng nhạc cụ đàn piano.
>> Việt Thương Music hiện là nhà phân phối chính thức và độc quyền thương hiệu đàn piano Châu Âu “Steinway & Sons” tại Việt Nam, nếu bạn có nhu cầu hay muốn trải nghiệm tiếng đàn piano danh giá này hãy ghé thăm cửa hàng nhạc cụ Việt Thương hoặc liên hệ đến số hotline: 0949.076.789.
>> Xem thêm 7 Thương hiệu đàn piano Nhật Bản mà bạn nên biết